NHẪN NHỤC TIỀN NHÂN

Một hôm trên núi Linh-Thứu thuộc thành Vương-Xá trong pháp hội Pháp-Hoa, đức Phật đã tuyên bố thọ ký cho những đồ đệ có căn trí cao sâu vào thời tương lai sẽ chứng đạo quả Vô-thượng Bồ-đề.

Trong số tăng đồ được thọ ký ấy gồm có: A-Nhã Kiều-Trần-Như đời sau sẽ thành Phật hiệu là Phổ-Minh Như-Lai; Ma-Ha Ca-Diếp sẽ thành Phật hiệu là Quang-Minh Như-Lai; Xá-Lợi-Phất sẽ thành Phật hiệu là Hoa-Quang Như-Lai; Mục-Kiền-Liên sẽ thành Phật hiệu là Đa-Ma La-Bạt Chiên-Đàn-Hương Như-Lai; A-Nan sẽ thành Phật hiệu là Sơn-Hải-Huệ Tự-Tại Thông-Vương Như-Lai; Ma-Ha Ba-Xà Ba-Đề pháp danh là Đại-Ái-Nhạo Tỳ-kheo ni đạo hiệu là Ma-Ha Kiều-Đàm-Di sẽ thành Phật hiệu là Nhất-Thiết Chúng-Sanh Hỷ-Kiến Như-Lai; Da-Du Đà-La sẽ thành Phật hiệu là Cụ-Túc Thiên-Vạn Như-Lai; Đề-Bà Đạt-Đa sẽ thành Phật hiệu là Thiên-Vương Như-Lai v.v… Những người đủ duyên đức đáng được thọ ký, đức Phật đều đã thọ ký cho cả. Nhưng trong số những người được Phật thọ ký thì A-Nhã Kiều-Trần-Như là người có những đặc thù khác biệt khiến cho đại chúng chú ý muốn biết duyên do sâu xa.

Lúc bấy giờ tôn giả Xá-Lợi-Phất quán biết lòng của đại chúng muốn thấu rõ về phước duyên đặc thù của A-Nhã Kiều-Trần-Như, nhưng không dám thưa hỏi Phật. Thấy vậy, tôn giả Xá-Lợi-Phất đến trước Phật cung kính chấp tay đảnh lễ rồi quỳ thưa với Phật rằng: “Bạch đức Thế-Tôn! Con nay quán thấy tâm của đại chúng đây hàng xuất gia cũng như tại gia đều muốn biết về đời trước của tôn giả A-Nhã Kiều-Trần-Như có nhân duyên đặc thù gì mà được đức Thế-Tôn sau khi thành đạo liền hóa độ ông ấy làm đệ tử trước nhất trong hàng trưởng-tử Như-Lai? Cúi mong xin đức Thế-Tôn rủ lòng thương xót giảng nói để cho tứ chúng khởi lòng kinh ngưỡng thâm sâu!”

Đức Phật nở nụ cười hiền hòa đáp: “Hay lắm! Hay lắm! Xá-Lợi-Phất! Như-Lai sẽ vì các thầy mà nói rõ việc nầy”.

Đức Phật tiếp: “Nầy Xá-Lợi-Phất! Ta nhớ thuở đời quá khứ có một kiếp nọ, ta làm vị tiên nhân tu hạnh nhẫn nhục mà người thời bấy giờ gọi là Đại-Nhẫn-Nhục tiên nhân. Vị tiên nhân nầy ẩn mình trong rừng núi thâm sâu, gác bỏ thế sự, đói ăn hoa trái, khát uống nước suối nguồn, ngày đêm chuyên tâm tu niệm ở chốn sơn lâm thâm sâu u tịch đầy hoa thơm trái lạ, đã bao năm không có bóng người lai vảng. Bạn của Đại-Nhẫn-Nhục tiên nhân là trăng sao mây nước. Nhà cửa của Đại-Nhẫn-Nhục tiên nhân là đất rừng trời núi bao la. Ngày ngày, tiên nhân hết tọa thiền trên tảng đá bên dòng suối, lại đến dưới gốc cây ven rừng quán niệm. Tiên nhân lúc kinh hành niệm Phật dọc theo dòng suối, khi ngồi thiền quán dưới tàng cây cổ thụ um tùm. Đại-Nhẫn-Nhục tiên nhân vui thú với chim hót suốt tháng năm, thưởng ngoạn hoa rừng quanh suốt bốn mùa. Cuộc sống phẳng lặng như thế đã bao năm, tưởng chừng như bồng lai tiên cảnh, không bị ảnh hưởng trần gian thế sự nhiễu phiền.

Nào ngờ, vào một chiều tà, khu rừng êm ả tĩnh mịch như mọi ngày, chim muông hót trên cành cây kẽ lá, Đại-Nhẫn-Nhục tiên nhân đang tĩnh tọa thiền quán trên tảng đá ven thác suối, thì bỗng có tiếng người nói rộn rã xen lẫn tiếng vó ngựa chập chập ngổn ngang như tiếng sắt cành lẫn lộn mỗi lúc mỗi gần. Tiên nhân lấy làm lạ, liền nhập thiền quán sát thì biết vua Ca-Ly?à vị đại quốc vương đang trị vì đất nước đương thời. dẫn đoàn tùy tùng đi săn bắn với cõi lòng thất vọng đầy tức giận. Tiên nhân cảm thấy có triệu chứng chẳng lành sẽ xảy đến cho mình, liền tiếp tục nhập định thiền quán.

Chẳng mấy chốc, nhà vua cùng đoàn tùy tùng tay cung tay kiếm hùng hổ xông tới trước Đại-Nhẫn-Nhục tiên nhân. Như được dịp trút nỗi bực tức thất vọng trong lòng, nhà vua dõng dạc to tiếng hỏi: “Ngươi là ai? Ở đây làm gì?”

– Tâu Bệ-hạ, bần đạo là kẻ tu hành. Ở đây tu tâm dưỡng tánh, tập hạnh nhẫn nhục.

Nhà vua đang cơn bực bội gằn giọng quát to: “Tu là cái quái gì? Chính tại ngươi ở đây mà suốt mấy ngày nay, từ sáng đến giờ ta không săn được con thú nào. Ngươi có biết tội đáng chết không?”

Trước thái độ giận dữ của nhà vua, Nhẫn-Nhục tiên nhân vẫn thái độ bình thản đáp: “Tâu Bệ-hạ! Bần đạo là kẻ tu hành ở chốn rừng núi thâm sâu, thoát ngoài thế sự, đâu dám làm gì xúc phạm đến long thể Bệ-hạ?”

Nhà vua: “Hừ! Không xúc phạm hả? Chính do ngươi ở đây mà làm cho thú rừng sợ hãi xa lánh hết cả!”

Tiên nhân thưa: “Muôn tâu Bệ-hạ! xin Bệ-hạ mở lượng hải hà rộng xét. Bảo vệ mạng sống thì muôn thú mới không sợ. Bằng chứng là ngày ngày thú rừng đến làm bạn với bần đạo. Bần đạo sống nhờ hoa trái của thú rừng đem đến cho”.

Vừa nghe tiên nhân nói thế, cơn tức giận bỗng nhiên trở nên sôi sục, nhà vua hét to: “Láo! Vừa rồi ngươi nói tu nhẫn nhục hả? Hừ! Xem thử ngươi có thật nhẫn nhục không? ”

Vừa dứt lời, nhà vua rút gươm ra khỏi vỏ, không một chút do dự liền chặt tay tiên nhân. Mỗi nhát gươm sáng lòe phập xuống tức khắc cánh tay của tiên nhân rơi rụng, máu phun lai láng. Nhà vua như trút nỗi hằn học giận tức lên mình Đại-Nhẫn-Nhục tiên nhân. Tuy tay bị chặt đứt, nhưng gương mặt của tiên nhân vẫn bình thản trong thái độ an nhiên tự tại không chút nao núng giận hờn. Chẳng những thế, tiên nhân còn trải tâm từ bi thương xót nhà vua đầy sân si.

Liền ngay khi cánh tay đứt rời thân thể rơi xuống đất, Đại-Nhẫn-Nhục tiên nhân phát lời thệ nguyện: “Nguyện đời đời dưới mọi hình thức, trong mọi hoàn cảnh, ta tìm cách giúp đỡ cho nhà vua si mê nầy sớm có ngày hồi tâm hướng thiện; nguyện khi tu hành thành đạo chứng quả giác ngộ, trước hết ta sẽ hóa độ cho vị vua sân si nầy sớm hiểu được đạo quả giải thoát”.

Do lời nguyện chí thành khẩn thiết phát xuất từ lòng đại bi, nên đời đời Đại-Nhẫn-Nhục tiên nhân và vua Ca-Ly?hường gặp nhau và sách tấn giúp đỡ cho nhau trên đường thánh thiện.

Thuật xong câu chuyện, đức Phật hướng về tôn giả Xá-Lợi-Phất nói: “Nầy Xá-Lợi-Phất! và chính ngay trong đời nầy, trong những ngày còn tầm sư học đạo, khi ta đến cầu học với tiên nhân Uất-Đầu Lam-Phất, thì A-Nhã Kiều-Trần-Như trước đó đã sớm thọ giáo với vị tiên nhân nầy rồi. Khi ta rời bỏ Uất-Đầu Lam-Phất, thì A-Nhã Kiều-Trần-Như cũng theo ta về ở rừng tu khổ hạnh. Rồi ta bỏ lối tu khổ hạnh để đến tĩnh tọa dưới cây Bồ-đề bên dòng sông Ni-Liên-Thiền, thực hành trung đạo. Sau bốn mươi chín ngày, liên tục tĩnh tọa bất động, vào một hôm, khi sao mai vừa rạng mọc, thì ta chứng được đạo quả Vô-thượng Chánh-đẳng Chánh-giác. Khi ta trở lại rừng tu khổ hạnh Lộc-Uyển độ cho năm bạn đồng tu khổ hạnh, thì chính A-Nhã Kiều-Trần-Như là người đầu tiên rất lấy làm hoan hỷ tiếp thọ giáo pháp Tứ-diệu-đế và chứng được quả A-la-hán”.

Nói đến đây, đức Phật nhìn thẳng vào tôn giả Xá-Lợi-Phất mà bảo rằng: “Nầy Xá-Lợi-Phất! Thầy nên biết, vua Ca-Ly?hời quá khứ kia, chính là tiền thân của A-Nhã Kiều-Trần-Như. Còn vị Đại-Nhẫn-Nhục tiên nhân kia, chính là tiền thân của Như-Lai ta đây vậy.

Trích từ – Hòa thượng Thích Đức Niệm
Phật Học Viện Quốc Tế, California, 1998

HIỆN TẠI LÀ HOA BÁO – TƯƠNG LAI LÀ QUẢ BÁO CỰC LẠC

Nếu như bạn có thể đem những gì đã học đều áp dụng ngay trong cuộc sống thường ngày, từng li từng tí đều có thể tương ưng với cảnh giới phương pháp lý luận của Kinh điển, thì làm gì có chuyện không an vui? Tây Phương gọi là Thế giới Cực Lạc, tuy hiện tại chúng ta chưa đến, nhưng không khí của Thế giới Cực Lạc, sự an vui của Thế giới Cực Lạc chúng ta có rồi, hiện tại liền có thể có được. Hiện tại có thể có được thì gọi là hoa báo, chứng thật quả báo thù thắng

Phật thuyết Vô Lượng Thọ giảng giải – Tập 25

TRONG PHẬT PHÁP THẾ NÀO LÀ “SỰ NGHIỆP BẤT HỦ” ?

Chúng ta đời này ở trong thế gian này, thời gian quả thật mà nói là rất ngắn ngủi. Các bạn trẻ hiện nay còn chưa nhìn thấy được, nhưng người ở tuổi 60, 70 trở lên (xã hội hiện nay nói người về hưu, người nghỉ hưu) cảm nhận về điều này rất sâu sắc.

Đời người khổ và ngắn, cho dù 100 năm (người hiện nay nói một thế kỷ), nhưng trên thực tế chỉ là một cái khảy móng tay, một sát-na, chúng ta cần phải giác ngộ được. Trong thời gian ngắn ngủi như vậy, chúng ta phải làm thế nào tận dụng thời gian này thành tựu sự nghiệp bất hủ.

Cái gì là sự nghiệp bất hủ ? Nhà Nho nói “lập đức, lập công, lập ngôn”, đây gọi là “tam bất hủ”. Cái “Tam bất hủ” này không phải thật, tại sao vậy ? Vì trái đất này sẽ hoại. Phật nói với chúng ta, quốc độ Phật, tinh cầu có thành-trụ-hoại-không.

Trái đất hủy diệt rồi thì lập đức, lập công, lập ngôn cũng sẽ không còn chỗ dựa. Trong Phật pháp nói sự nghiệp bất hủ thực sự là gì vậy ? Thoát khỏi lục đạo, thoát khỏi thập pháp giới, đó là bất hủ thật sự.

Không thể thoát khỏi lục đạo luân hồi, chúng ta nói phạm vi lớn hơn một chút, bất kể đức nghiệp như thế nào đều phải cùng đến chỗ chết với thành-trụ-hoại-không.

Thế Tôn từ bi, vì chúng ta chỉ ra thế giới Tây Phương Cực Lạc.

Báo độ của chư Phật mười phương là bình đẳng (Báo độ này chính là thực báo trang nghiêm độ thường hay nói), nhưng phàm thánh đồng cư độ và phương tiện hữu dư độ không đồng nhau, không giống nhau.

Nhưng ở thế giới Tây Phương Cực Lạc, đồng cư độ, phương tiện độ ngang bằng với thực báo độ, đây là bất khả tư nghì, đây là chư Phật tán thán. Không có vị Phật nào không khuyên chúng ta cầu sanh thế giới Tây Phương Cực Lạc.

Sự thù thắng của thế giới Tây Phương Cực Lạc không phải thường tịch quang độ, không phải thực báo độ. Thường tịch quang độ, thực báo độ của tất cả chư Phật Như Lai đều bình đẳng, đó có gì hiếm lạ vậy ?

Thù thắng thứ nhất chính là đồng cư độ và phương tiện độ ngang nhau với tịch quang độ và thực báo độ, cái này bất khả tư nghì. Chúng ta phải tin tưởng lời của Thế Tôn. Lời khuyên bảo này của Thế Tôn đích thực đã cứu chúng ta.

H.T. TỊNH KHÔNG !

“NIỆM PHẬT” KHÔNG PHẢI NIỆM TRÊN MIỆNG !

Người thế gian chúng ta thường nói, người ở trong tâm là người thân yêu nhất của bạn, trong tâm đó thật sự có rồi, niệm niệm không quên. Trong tâm thật sự có Phật A-Di-Đà là được rồi. Trong tâm có người khác là tiêu rồi ! Tạo lục đạo luân hồi rồi ! Cái đó thì phiền phức to.

Trong tâm thật sự có Phật A-Di-Đà, cho nên mấu chốt ở chữ CÓ, ở cái chữ này. Tại sao vậy ? CÓ chính là NIỆM !

Mọi người nên biết niệm Phật không phải niệm ở trên miệng. Bạn thấy chữ niệm đó, phía trên là chữ Kim, phía dưới là chữ Tâm, chính là trong tâm có, đó gọi là niệm, không phải để ở trên cửa miệng.

Trên miệng có, trong tâm không có, đó chính là người xưa gọi là: “Gào rát cổ họng cũng uổng công.” Trong tâm không có. Điều quan trọng là trong tâm thật có, trong miệng không có cũng không sao cả, quan trọng là ở trong tâm thật sự có, cái này quan trọng.

Trong tâm thật sự có, thì tâm đồng Phật, nguyện đồng Phật, giải đồng Phật, hạnh đồng Phật, nhất định là như vậy. Vạn người tu vạn người vãng sanh, không sót một người nào cả.

Thế chúng ta hiện nay thử xem, người niệm Phật hiện nay, người niệm Phật tu Tịnh-độ, một vạn người niệm Phật, thật sự có thể vãng sanh chỉ vài ba người, dường như không phù hợp với lời nói này của tổ sư.

Kỳ thực không như vậy, chúng ta 1 vạn người niệm Phật chỉ có vài ba người CÓ Tịnh độ, cho nên họ đi rồi.

Người niệm Phật còn lại trong miệng có A-Di-Đà Phật, mà ở trong tâm không có, cho nên không thể đi được, là cái đạo lý này.

H.T. TỊNH KHÔNG !

Niệm Phật, nhớ Phật

Phàm xử lý việc công hay tư, có nhiều việc để làm, tuy vội vàng mà trong lòng chẳng quên Phật và nhớ Tịnh độ. Ví như người đời có việc cấp thiết trong lòng, dù nói năng, đi lại, ngồi nằm nhưng vẫn âm thầm nghĩ nhớ việc ấy rất rõ ràng. Tâm của người niệm Phật cũng phải như thế. Nếu như lãng quên thì phải luôn luôn thâu nhiếp trở lại, lâu dần thành thói quen, tự nhiên thường nhớ. Kinh Lăng-nghiêm nói: “Nếu tâm chúng sinh nhớ Phật niệm Phật, hiện tại tương lai nhất định thấy Phật, cách Phật không xa. Chẳng nhờ phương tiện, tự được tâm khai ngộ”. Buộc tâm như thế, tự nhiên thường ngăn chặn tất cả niệm ác; dù muốn làm ác nhưng do nhớ Phật nên việc ác không thể thành; dù cho khi theo niệm ác tạo nghiệp ác nhưng tâm vẫn thường hổ thẹn khiêm tốn, ví như trong mình có mùi thơm, tự nhiên không còn mùi hôi thối.

Hơn nữa, phải biết lúc tâm vừa khởi niệm ác vi tế thì liền nhớ Phật, do sức mạnh của Phật nên niệm ác tự dứt, như người gặp nạn cầu người kia cứu giúp, nhất định được thoát khỏi. Nếu lúc thấy người khác chịu khổ, do trong tâm niệm Phật nên thương xót mong họ lìa khổ. Nếu là người phán xét tội nhân để hình phạt và hạ ngục, do niệm Phật nên sinh tâm thương xót, tuy y theo pháp luật nhưng phải thầm nguyện rằng: “Ta thi hành pháp luật, chẳng phải là bản ý của ta, nguyện người được vãng sinh Tịnh độ, thệ sẽ cứu tế lẫn nhau”. Nói chung, trải qua tất cả mọi nơi mọi việc, hoặc thiện hoặc ác, do tâm nhớ Phật nên thường thệ nguyện. Trong Nguyện Vương của ngài Phổ Hiền nói: “Tất cả việc ác thảy đều chẳng thành, còn làm việc lành thì đều mau thành tựu”. Đó tức là ý này. Niệm Phật liên tục trong lòng, có thể làm thành tất cả công đức của nhân Tịnh độ.

CÓ ÐỐI TRƯỚC TƯỢNG HAY KHÔNG TRONG KHI NIỆM PHẬT?

Lúc đối trước tượng Phật, phải cho tượng này là thật Phật, không cần câu chấp một phương hướng nào, chẳng luận một thân nào trong ba thân của Phật [10], chỉ tự nghĩ: Ta chỉ nhứt tâm, tâm chỉ nhứt Phật, mắt nhìn tượng Phật, tâm niệm danh Phật, thật hết sức thành kính, mà hết sức thành kính tất được linh cảm.

Lúc không có tượng Phật, nên ngồi ngay ngắn xoay mặt về phương Tây, lúc khởi tâm động niệm, nên niệm tưởng hào quang của đức Phật A Di Ðà trụ trên đỉnh đầu ta, mỗi niệm, mỗi câu, tự chẳng để rơi vào khoảng không, hắc nghiệp cũng có thể tiêu diệt. [11]

Lời phụ giải: Người sơ cơ chưa có thể quán tự tâm tức Phật, thế nên phương tiện đối trước Phật tượng cho dễ xúc cảnh sanh tâm, nhưng điều cần thiết là phải hết sức thành kính vì hễ có cảm mới có ứng được

Bài này dạy rõ, khỏi phải bàn luận dài dòng, hành giả nên coi kỹ và theo như thế, tội nghiệp sẽ được tiêu trừ, Phật tâm tự hiện.

14. NIỆM PHẬT TRONG LÚC BẬN RỘN

Nếu niệm được một câu, thì nên niệm một câu, có thể niệm 10 câu, thì nên niệm 10 câu; chỉ làm sao trong 100 điều bận rộn có được trong khoảnh khắc một chút rảnh rang liền buông bỏ thân tâm [12] sáng suốt tụng trì.

Ngài Bạch Lạc Thiên có bài thi rằng:

Ði niệm A Di Ðà
Ngồi niệm A Di Ðà
Ví dù bận rộn như tên
A Di Ðà Phật niệm lên thường thường.

Người xưa dụng tâm như thế, thật không thể chê được!

Lời phụ giải: Có người quá bận rộn với mực sống, có rảnh đâu nhiều mà niệm Phật; tuy nhiên trong trăm việc bận, chắc cũng có chút thì giờ rảnh, hể rảnh thì niệm Phật, đừng để trí phải nghĩ tưởng vẩn vơ, khổ sầu vô ích. Việc đời chuyện đâu bỏ đó, đeo đẳn làm gì thêm mệt, để thì giờ niệm Phật cho khỏe trí còn hơn không? Có nhiều người để phí bao nhiêu thì giờ tán gẩu những chuyện đâu đâu, chỉ chuốc lấy bao nhiêu điều phiền lụy, do vài câu bất ý trong lúc vui miệng, cũng đủ gây cho lòng những mối lo âu, khổ sở, hay chác cho thân những đau đớn lụy phiền!

15. LÚC NHÀN RỖI NÊN NIỆM PHẬT

Trong đời có nhiều kẻ quá ư khốn khổ, muốn chút rảnh cũng không sao có được, nên không thể tu hành. Nay ta được rảnh rang, lại nghe biết được pháp niệm Phật này, cần phải gắng gổ, tương tục thúc liễm thân tâm, chuyên trì Phật niệm; như thế mới không uổng phí tấc bóng quang âm. Nếu để tâm niệm buông trôi, không làm được việc gì, luống tiêu bao ngày tháng, cô phụ bốn ân, một mai vô thường thoạt đến, sẽ lấy gì để chống cự đây?

Lời phụ giải: Có người cầu được chút rảnh rang để niệm Phật còn không có, ta nay duyên đời không bận buộc, vậy đừng nên bê trễ nữa, hãy cố gắng niệm Phật, đừng để ngày lại, ngày qua, rồi già, rồi chết, đến khi bây giờ dù muốn rảnh được một chút, sống thêm một giờ để niệm Phật cũng không được. Thật tiếc lắm thay!

 

MUỐN KHỎI TAM TAI PHẢI GẤP NIỆM PHẬT

Chúng sanh vì si mê nên không thấy rõ sanh tử luân hồi trong tam giới , do đó từ vô lượng kiếp đến nay đã trải qua sanh tử không biết bao nhiêu lần , mà cứ sống say chết ngũ , khác nào những cơn phù du trên mặt nước mai sanh chiều chết , mà vẫn cho là an vui tự tại . Hôm nay có chút phước lành làm thân người , dù không có phước duyên gặp Phật xuất thế , nhưng còn gặp được Chánh Pháp của Phật để lại , do đó mà được biết rõ lời vàng ngọc của Ngài đinh ninh dạy bảo . Người thiện căn vì lòng mong muốn thoát ly sanh tử luân hồi trong tam giới nên phát tâm Bồ Đề khởi niệm tin sâu nguyện thiết nhất tâm trì thánh hiệu Di Đà , cầu vãng sanh Cực Lạc , trên cầu thành Phật quả , dưới cứu độ chúng sanh , thì nơi tự mình chẳng những không phụ thuộc thân này , vì có được thân người rất khó như đất dính trong móng tay , mà cũng đền đáp tham ân của Bổn Sư Thích Tôn và chư Phật trong mười phương đồng đinh ninh dạy bảo khuyến hóa . Chúng sanh đều phát nguyện vãng sanh Cực Lạc .

NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT

ĐÂY LÀ NGUYÊN NHÂN PHẢI DÙNG CÂU “A DI ĐÀ PHẬT” PHỤC VỌNG TƯỞNG.

Ở trong rất nhiều vọng tưởng có thể phân làm ba loại là quá khứ vọng tưởng,hiện tại vọng tưởng và vị lai vọng tưởng.
Thường thường nghĩ đến quá khứ, vinh nhục của quá khứ, những ân oán quá khứ đã kết với mọi người, bi-hoan, ly-hợp. Loại này đều thuộc về vọng tưởng quá khứ, nhất là người có tuổi tác lớn, luôn nghĩ đến những sự việc thời thiếu niên của họ, sự việc cứ nghĩ đi nghĩ lại, vĩnh viễn cứ lập đi lập lại những việc xưa. Đây là thuộc về vọng tưởng quá khứ.

Có những sự việc ở trước mặt, hoặc là phải làm, hoặc là không nên làm, luôn luôn do dự, không quyết định. Loại này thuộc về vọng tưởng của hiện tại.
Loại thứ ba là nghĩ đến tương lai. Những sự việc của tương lai thực tế là những lời nói chưa thể dự liệu. Có những việc không thể có, nhưng họ cũng nghĩ đến được, hoặc là tiền của, địa vị, quyền thế. Loại này thuộc về vọng tưởng vị lai.

Ba loại vọng tưởng này là vô lượng vô biên, niệm niệm không hề gián đoạn, một vọng niệm tiếp theo một vọng niệm. Những vọng niệm này chúng ta không thể xem thường, cho rằng những vọng niệm này không có quan trọng, vậy thì ta sai rồi. Một vọng niệm chính là một nghiệp nhân. Nghiệp nhân gặp được duyên thì quả báo liền hiện tiền.

Thiện niệm có thiện báo; ác niệm nhất định cảm đến ác báo. Quả báo thiện ác một mảy lông cũng không lọt, đây chính là căn nguyên của kiết hung họa phước mà thiên văn chương này đã nói. Thánh hiền thế xuất thế gian thường dạy bảo chúng ta, chúng ta phải nên ghi nhớ, phải nên suy nghĩ sâu, phải nên gắng thực hiện.

———————————–
Nhóm phát triển đạo tràng trên không trung
Tịnh Thất Quan Âm.

Việc thiện nhỏ nhưng có quả phước lớn

Câu chuyện này được kể lại khi Phật ở Kỳ Viên, liên quan đến Tôn giả Ðại Mục-liên. Một hôm, Tôn giả Mục-liên đi dạo nơi cung trời, thấy một vị trời có thần lực rất lớn đang đứng trước cung điện của mình. Thiên thần ấy đến chào Tôn giả, Tôn giả hỏi: Này thiên thần, ông có uy lực lớn, ông đã làm gì mà được như thế?

– Ồ! Bạch Ngài, xin đừng hỏi tôi. (vị trời này chỉ làm một việc thiện nhỏ, nên xấu hổ không muốn nói).

Tôn giả cứ hỏi lại, yêu cầu nói cho nghe, cuối cùng thiên thần nói:

– Thưa Tôn giả, tôi không hề cúng dường, tôn kính hay nghe pháp. Tôi chỉ nói thật mà thôi.

Tôn giả đến cung điện khác, hỏi một vài thiên nữ khác. Họ cố giấu việc mình làm nhưng không qua được Tôn giả, một người nói:

– Thưa Tôn giả, tôi không bố thí hay làm việc về tôn giáo, nhưng vào thời Phật Ca-diếp tôi là đầy tớ của một ông chủ tàn bạo hà khắc. Ông ta chỉ có đánh đập. Nhưng khi tư tưởng sân hận nổi lên tôi tự an ủi mình rằng: “Ông ấy là chủ mình, có thể bắt giam mình, hoặc xẻo mũi mình, hay xẻo bất cứ nơi nào. Ðừng giận dữ”. Như thế, tôi làm lắng dịu lòng mình, chỉ có thế, tôi được phước quả này.

Người khác nói:

– Thưa Tôn giả, khi tôi đang canh chừng ruộng mía, tôi có cúng một cây mía cho một Sa-môn.

– Tôi cúng một timbaràsaka.

– Một elàluka.

– Một phàrusaka.

– Tôi cúng một nắm củ cải.

Tất cả đều kết luận: “Bằng cách ấy chúng tôi đạt được quả phước”.

Tôn giả trở về bạch Phật:

– Bạch Thế Tôn, có phải người được sanh cõi trời chỉ vì đã nói thật, hay đã chế ngự cơn giận, hay bố thí một nắm đậu.v.v..?

– Vì sao ông hỏi ta điều ấy? Tất cả thiên thần đã chẳng kể rõ cho ông sao?

– Thưa vâng, con tin rằng chỉ vài điều thiện nhỏ như thế cũng đủ sanh thiên.

Phật dạy:

– Này Mục-liên, chỉ với lời nói thật, chỉ với việc chế ngự cơn giận, hay tặng một quà nhỏ, người được sanh thiên.

Ngài nói kệ:

(224) Nói thật, không phẫn nộ,
Của ít, thí người xin,
Nhờ ba việc lành này,
Người đến gần thiên giới.

(Thiền viện Viên Chiếu biên soạn)

 

Phá thai

Một người phụ nữ lo lắng tìm gặp bác sĩ sản khoa và nói :”Bác sĩ, tôi có vấn đề nghiêm trọng cần giải quyết. Con tôi còn chưa đủ 1 tuổi và tôi lại có thai lần nữa mà tôi lại không muốn sinh con gần nhau quá.”

“Vậy cô muốn tôi phải làm sao?” Vị bác sĩ hỏi
“Bác sĩ làm ơn phá thai giúp tôi, tôi sẽ biết ơn ngài lắm”

Ông bác sĩ lặng im suy nghĩ 1 hồi và trả lời rằng :”Thưa cô, tôi có 1 giải pháp tốt hơn cho cô và nó ít nguy hiểm hơn nữa.” . Sản phụ mỉm cười và nghĩ rằng vị bác sĩ kia sẽ giúp mình phá thai

Nhưng ông lại nói :” Để tránh việc cô phải cực khổ nuôi 2 đứa trẻ cùng 1 lúc, vậy hãy giết chết đứa cô đang ẵm trên tay đi. Cô sẽ có thêm thời gian nghỉ ngơi trước khi sinh . Nếu cô muốn giết 1 đứa trong 2 thì giết đứa nào chẳng được. Sẽ không có nguy hiểm gì cho cơ thể nếu cô giết đứa đang bế trên tay thay vì phá thai!”

Người phụ nữ hoảng hốt và nói : “Không được bác sĩ à! Thật tàn nhẫn khi giết một đứa trẻ”
“Tôi đồng ý” . Ông bác sĩ nói tiếp :” Vậy mà tôi cứ nghĩ cô đã sẵn sàng cho việc giết con của mình nên tôi nghĩ đó là cách tốt nhất.”Ông bác sĩ mỉm cười và nhận ra mình đã đạt được mục đích. Ông đã thuyết phục được người phụ nữ rằng không có sự khác nhau giữa việc giết đứa con trong bụng hay giết đứa con đã sinh ra. Sư tàn nhẫn là như nhau.

“Tình yêu giúp chúng ta hi sinh bản thân mình vì mục đích tốt đẹp cho người khác. Nhưng phá thai lại hi sinh mạng sống người khác vị sự ích kỷ của bản thân!”